Posts

Showing posts from March, 2023

TỰA ĐỀ CỦA BÀI THƠ

                           TỰA ĐỀ CỦA BÀI THƠ     Tựa Đề Là Gì?   Xin gởi đến đ ộc giả một định nghĩa, mà theo tôi, đơn giản nhất:   Tựa đề là một chữ hay một nhóm chữ chỉ ra cái cốt tủy của toàn bài. (1)   Tựa đề có ảnh hưởng đến giá trị của bài thơ hay không? Tôi cho là có. Nhiều bài thơ có tựa đề rất bình thường, đủ để hoàn thành nhiệm vụ “chỉ ra cái cốt tủy của toàn bài thơ”. Nhưng cũng có một số tựa đề dở và một số tựa đề hay.   Tựa đề hay chỉ làm bài thơ hơi đẹp hơn một tý (nên khi bình ít ai nói đến), còn tựa đề dở sẽ khiến bài thơ xộc xệch hẳn đi, và dĩ nhiên, giảm giá trị nghệ thuật khá nhiều. Cho nên trong bài viết ngắn này tôi sẽ chú ý đến một số trường hợp tựa đề dở.     Tựa Đề Đi Lạc – Không Chỉ Ra Cái Cốt Tủy Của Toàn Bài   NIỀM TIN   Lại một NOEL nữa Mấy mùa Giáng Sinh rồi Anh ở đồn biên giới Thuơng về một khung trời   Chắc Ðà lạt vui lắm Mimosa nở vàng                              Anh đào khoe sắc thắm Huơng ngào ngạt không gian     Mấy mùa Giáng Sinh truớc Chỗ h

BẠN THÍCH THƠ ĐẸP HAY THƠ CÓ HỒN?

  BẠN THÍCH THƠ ĐẸP HAY THƠ CÓ HỒN? Lê Đạt và Tô Thùy Yên là hai tài năng thơ đặc biệt của Văn Học Việt Nam. Khi đất nước chia đôi năm 1954, Lê Đạt ở miền bắc. Từ những năm 50 ông đã nỗ lực thay đổi bộ mặt của hình thức thơ. Về nội dung, ông tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đứng về phía nhân dân chĩa mũi dùi vào những bất công, bất cập của chế độ. Bài thơ Nhân Câu Chuyện Mấy Người Tự Tử được nhiều người biết đến và một thời đã gây xao động văn đàn miền bắc. Tô Thùy Yên ở miền nam. Cũng vào những năm cuối thập niên 50 ông nằm trong nhóm Sáng Tạo, tìm một hướng đi mới cho thơ ca và văn học miền nam. Sau năm 1975, ông bị đi cải tạo 10 năm. Được thả, ông sáng tác bài Ta Về được rất nhiều người tìm đọc và khen ngợi. Hai bài thơ của hai tài năng thơ ca này có điểm giống nhau là đều dài nhưng lại khác nhau về mặt hình thức. 1/ Ta Về có hình thức là Thơ Mới Trường Thiên phân mảnh đứt đoạn . Bài thơ gồm 124 câu, chia làm 31 đoạn. Mỗi đoạn 4 câu, mỗi câu 7 chữ, có thể

GIÓ DẬY THÌ - MỘT BẤT NGỜ THÍCH THÚ

  GIÓ DẬY THÌ - MỘT BẤT NGỜ THÍCH THÚ Thơ Của Một Người Chưa Nổi Tiếng Tán tỉnh rồi ngao du với các nàng trâm anh, đài các nơi phố thị mãi cũng chán nên thỉnh thoảng tôi cũng mò xuống xóm nhà lá dưới miệt vườn làm quen với mấy em có tâm hồn chất phác chân quê, cung cách ứng xử ít “màu mè, hoa hòe hoa sói”. Mấy tuần trước tôi nhận lời mời kết bạn Facebook với Thanh Bảo Nguyên. Đọc khá nhiều thơ của chị tôi có cảm giác là thơ chỉ ở mức “thường thường bậc trung”. Ngôn ngữ đẹp, sắc nước, khá nhiều câu thơ, đoạn thơ hay. Nhưng bố cục thường lỏng lẻo và đoạn kết thường không tạo được ấn tượng sâu sắc. Bỗng nhiên một chiều cuối tuần rảnh rỗi, vừa ghé mắt vào bài thơ Gió Dậy Thì của chị tôi đã giật mình. Đọc vài lần thì từ giật mình chuyển sang thích thú. Tôi tự hỏi: “Sao lại có thể như thế được nhỉ?” Gió Dậy Thì là bài thơ ngắn, chỉ có 8 câu. Có điều – khác với nhiều bài thơ trước của chị - 8 câu thơ đó lại có rất nhiều điểm đáng nói, đáng bàn. GIÓ DẬY THÌ Lạ chưa cơn gió

“MẮT BỒ CÂU” BÀI THƠ MỚI ĐỌC LẦN ĐẦU

  “MẮT BỒ CÂU” BÀI THƠ MỚI ĐỌC LẦN ĐẦU     MẮT BỒ CÂU Trong giấc mơ về thuở thiếu thời có ai đó nhìn tôi bằng đôi mắt bồ câu ngây thơ đánh thức tôi chạy một trăm năm mươi cây số chỉ để về đứng lặng ngắm ngả ba sông Trưa nắng trút bao la trời rộng ngả ba sông buồn hắt buồn hiu sông bây giờ sao quá mênh mông bến không bóng đò không một bóng bồ câu chân trời thăm thẳm Gió giận ai chẳng chút nồm nam cây chờ ai cây buồn đứng bóng tôi chờ ai mà tôi đứng ngóng Nước sông chẳng bao giờ chảy ngược đành chép giấc mơ vào con thuyền giấy thả trôi vào mênh mông (Nguyễn Khắc Phước, Văn Nghệ Quảng Trị)   Lần đầu đọc thơ Nguyễn Khắc Phước đã có chút ấn tượng đẹp. Cái ấn tượng đó cứ bám theo, cứ mạnh dần lên để cuối cùng có thể thôi thúc mình cầm bút viết mấy lời bình phẩm. Mắt Bồ Câu là bài thơ tình. Có thể là tình yêu. Có thể là tình bạn. Cũng có thể là tình … gì đó với một người có đôi mắt bồ câu. Người đó giờ đang ở đâu? Tác giả không nhắc đến. Tất cả

CÁNH ĐỒNG - MỘT BÀI THƠ LẠ

  CÁNH ĐỒNG - MỘT BÀI THƠ LẠ                                  Cánh Đồng   Sau ba năm chung thủy Với người chồng đi xa Chị đã thất tiết một cách lạ kỳ Với người đàn ông xấu xí Già hơn chị rất nhiều   Trong một buổi chiều bão tố Khi chúng tôi đến đó Người đàn ông đã đi rồi Chỉ còn lại trên đồng lúa Vết xước của dĩa bay mà thôi (Nguyễn Đức Tùng)   Cánh Đồng là bài thơ lạ; nói thế mà không ngại, vì nó là đứa con tinh thần của Nguyễn Đức Tùng, một người rất chú trọng đến lý thuyết thơ và đang có nỗ lực làm mới thơ. Nhưng muốn để phát biểu ấy có sức thuyết phục phải “nói có sách, mach có chứng”, phải đưa bài thơ ra ngắm nghía, xem xét.   Vóc Dáng   Trước hết, đây là bài thơ có vóc dáng mới: Tác giả thong dong dạo chơi trong khu vườn thi ca vì đã hoàn toàn thoát khỏi những trói buộc của thể thơ. Bài thơ thoát hẳn truyền thống, vượt qua Thơ Mới, kể cả Thơ Mới biến thể. Số chữ trong câu, sô câu trong bài không bị một quy luật nào chi phối.    Viết