Posts

Showing posts from August, 2024

BÀN VỀ CHỮ “XẠO” TRONG THƠ

              BÀN VỀ CHỮ “XẠO” TRONG THƠ     Thi Sĩ Có Xạo Không?   Trong một số bài luận bàn về thơ tôi thường viết:   “Người đời, có cả thi sĩ, thường gian dối”.   Vì thế trong thơ thường ẩn hiện – khi tỏ, khi mờ - một chữ Xạo.   Có trường hợp thi sĩ xạo, biết là mình xạo và độc giả cũng nhận ra là Ngài xạo ( a ). Có trường hợp thi sĩ xạo, biết là mình xạo nhưng che giấu khéo léo nên độc giả không nhận ra là Ngài xạo ( b ). Và cũng có trường hợp thi sĩ xạo nhưng không biết là mình xạo, còn độc giả cũng không thấy bằng chứng nào để có thể cho rằng Ngài xạo ( c )   Vài Kiểu Xạo Điển Hình Trong Thơ   1/  Nổ : Xạo để có danh hão – “Ta là số 1”. “Nổ” khác “khoe”. “ Khoe ” là phô trương cái hay, cái đẹp mình có. “ Nổ ” là phịa ra hoặc “có ít xít ra nhiều”.   2/  Xạo để kiếm lợi .   3/  Xạo vì lập trường quan điểm , đứng ở một phía của một vấn đề hai mặt. “Ôi đẹp quá phe mình! Còn phe bên kia phải chọn góc nhìn để chỉ thấy toàn điều xấu.” (1)   4/  Xạo vì sợ, vì teo chim  – sinh ra biến chứ

BẾN BỜ THI CA Ở ĐÂU?

                    BẾN BỜ THI CA Ở ĐÂU?     Mục Đích Của Thơ   Bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ trước cảnh đời bằng thể loại văn học có vần điệu.   Tiêu Chí Thẩm Định Giá Trị Của Bài Thơ   Ngôn ngữ hình tượng  đẹp, đắc địa gợi cảm,  câu cú  ý nghĩa rõ ràng,   chắc gọn, mượt mà, hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp.   Bố cục  hợp lý, hiệu quá.   Ý tứ  sâu sắc, cao thượng, nhân bản,   Cảnh Báo Của Hai Triết Gia Hiện Sinh   Jean Paul Sartre : Con người (giả dối đến mức) đang trở thành một kẻ vong thân - đánh mất chính mình – (đánh mất “cái tôi đích thực”) ( 1 )   Albert Camus : Con người đang để một kẻ xa lạ (giả dối quá mức) chiếm hữu thân xác mình (“cái tôi đích thực”) ( 1 )   Những chữ trong ngoặc đơn là của PĐN.   Tiêu Chí Thẩm Định Giá Trị Của Bài Thơ Thay Đổi   Từ sau những lời cảnh báo của hai Triết Gia Hiện Sinh các tiêu chí để phán xét mức độ hay dở của bài thơ cũng dần dần thay đổi.   Bên cạnh 3 tiêu chí 1/ Ngôn ngữ, hình tượng, câu cú, 2/ Bố cục, 3/ Ý tứ - giống như ở phần trên giới t

HAI BÀI THƠ VỀ “THẰNG CU TÝ”

                       HAI BÀI THƠ VỀ “THẰNG CU TÝ”              (Được phân tích Thi Pháp một cách bài bản, cặn kẽ) Lời Nói Đầu   Tình cờ đọc được bài thơ tiếng Anh trên Facebook nói về Thằng Cu Tý của đàn ông lúc về già. Bài thơ được viết bởi Willie Nelson năm ông 75 tuổi. Cái tựa The Penis Poem nếu dịch sát nghĩa sang tiếng Việt thì không được thanh tao lắm nhưng ngôn ngữ thơ thì rất dí dỏm, có vài thi ảnh độc đáo, có khả năng “thọt léc” người đọc rất mạnh.   Tôi vào Google tra cứu thì thấy có đến trên 50 trang Web đăng tải tác phẩm này với những lời giới thiệu và nhận xét ưu ái. Sự quan tâm của đông đảo độc giả đã thúc đẩy tôi đọc kỹ lại bài thơ và viết vài dòng gọi là góp mặt với vườn thơ rộng lớn của nhân loại.   Hơn nữa, chính tôi mấy năm trước cũng có viết một bài “tự thú” tương tự nên nhân tiện vừa đưa ra vài nhận xét thi pháp cho bài thơ mới đọc vừa khoe bài thơ của mình với độc giả. Hy vọng “mua vui cũng được một vài trông canh”         The Penis Poem